21 November 2011

NỖI NHỤC của CHXHCN VN trên ĐƯỜNG CHẠY ĐUA với ĐÀI LOAN và HÀN QUỐC (3)

Bài 3:  Tiến Lên XHCN – Mười Năm Để Tìm Ra Đầu Mối Dây Trói.
       


 CSVN sử dụng ngân sách và vốn đầu tư nước ngoài để tài trợ cho các doanh nghiệp nhà nước, mặc cho thua lỗ do lề lối kinh doanh ì ạch truyền thống, Tình trạng đưa đến cảnh tiền đầu tư cao, lợi nhuận thấp, chỉ vì đảng nhất định “khu vực kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo”. Đảng CSVN đóng vai trò như nhà cung cấp bảo hiểm sức khỏe miển phí; còn công ty nhà nước như người được bảo hiểm, nên không cần thiết phải tự chăm lo chu đáo sức khỏe.

Kể từ cuộc cách mạng vô sản Nga, XHCN lan rộng ra khắp 26 quốc gia. Đỉnh cao năm 1986, toàn hệ thống XHCN chiếm 34,4% dân số thế giới và 30,7% diện tích trái đất. Có ba đặc tính cơ bản của XHCN: sở hữu nhà nước các tư liệu sản xuất; bộ máy kế hoạch trung ương; và độc quyền độc đảng với hệ tư tưởng Mác-lê.

  
Những năm 60, các nước XHCN Đông âu trở nên đuối sức dần so với các nước phương tây. Nguyên nhân chính là họ đã không theo kịp nhịp độ tăng năng suất qua phát minh, cải tiến khoa học của các nước TBCN. Nguồn lực để có tăng trưởng kinh tế mạnh nằm ở chổ đầu tư vào năng xuất, chất lượng hơn là số lượng của nền sản xuất lớn XHCN. Rường cột kinh tế của XHCN là các công ty nhà nước, những công ty không hề có sự tự do lựa chọn sản xuất cái gì, sản xuất cho ai. Vì vậy sự sụp đổ hệ thống XHCN chính là do sự thiếu hiệu quả của các loại hình công ty này và sự bất lực của bộ máy lập kế hoạch.  

Để chữa cháy cho hệ thống, các nước Cộng Sản áp dụng đã áp dụng mô hình “XHCN theo kinh tế thị trường”, như Nam Tư 1950-1990, Hungary 1968-1989, Ba Lan 1981-1989, Trung Quốc từ 1978, Nga Sô 1985-1989, và Việt Nam áp dụng chính sách “mở cửa” từ 1986. Chính sách “đổi mới” của CSVN là kết quả của một quá trình “thử nghiệm, mò mẫm”, từ hợp thức hóa hình thức kinh doanh “phá rào” vào 1981, hợp đồng hai chiều, cho đến cải cách giá cả - tiền lương – tiền tệ vào 1985. Đòn thử nghiệm sau này đã làm sụp đỗ cả nền kinh tế, vì cải cách bất chấp sự mất thăng bằng kinh tế vĩ mô. Các xí nghiệp không thể mua được nguyên vật liệu đầu vào để đảm bảo sản lượng, lạm phát cứ leo thang.

Đổi Mới - điều đó có nghĩa CSVN suốt 30 năm theo đuổi cuộc chiến tranh tàn khốc, suốt 10 năm mò mẫm làm kinh tế, cốt chỉ để quay trở lại con đường kinh tế thị trường TBCN. Cái giá đó quá đắc đối với Việt Nam, đắc vì sai lầm, đắc vì chậm chạp. Thế nhưng Đại hội VI năm 1986, nhận định “Năm năm qua là một đoạn đường đầy thử thách đối với Đảng và nhân dân ta. Cách mạng nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những thuận lợi cơ bản, nhưng cũng có nhiều khó khăn, phức tạp. Thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu do Đại hội lần thứ V của Đảng đề ra, nhân dân ta anh dũng phấn đấu, khắc phục khó khăn, vượt qua trở ngại, đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giành những thắng lợi to lớn trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Trong cả nước đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh khá, nhiều đơn vị chiến đấu giỏi; một số địa phương và ngành, với tính năng động, sáng tạo, đã đạt được những thành tích đáng phấn khởi.” (hết trích). Dưới sức ép siêu lạm phát và tốc độ tăng trưởng chỉ 2,8% năm 1986, và 3,6 năm 1987, đời sống người dân thiếu thốn gần như nạn đói thời 78-79. Hai vựa lúa Hồng Hà và Cửu Long trở thành nồi cơm cạn, gạo được nhập 700 000 – 1 800 000 tấn hằng năm.
  
Đài Loan năm 1987 đã tồn trữ 70 tỉ đô-la do thặng dư mậu dịch, cũng là lúc một loạt ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động không còn chổ đứng trong thị trường Đài Loan nữa. Người Đài Loan thành các nhà đầu tư, và từ rất sớm, 1991, đã có 13 nhà đầu tư vào nước CHXHCN Việt Nam.
  
Được hít thở trong bầu không khí tự do đã bị tước đi về quyền tư hữu sản xuất, kinh tế Việt Nam tổng thể phục hồi được sinh khí cơ bản. Tuy nhiên, nền kinh tế nhiều thành phần do Cộng Sản khống chế, đã o ép thành phần kinh tế tư nhân, khó khăn trong quyền sở hữu đất đai, tín dụng, xuất khẩu so với sự ưu đãi của khu vực nhà nước. Như Võ Văn Kiệt trong kế hoạch 1986-1990 đã định: “...kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm quốc doanh và tập thể sẽ giữ vị trí quyết định trong nền kinh tế. Các thành phần kinh tế khác được cải tạo và sử dụng bằng nhiều hình thức kinh tế quá độ trong sự liên kết với các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo...” (hết trích). Đầu tư cả nước vào khu vực nhà nước tăng liên tục từ 35% năm 1991 lên đến 61,94% năm 2000, trong khi khu vực tư nhân giảm từ 50% xuống còn 19,49% tương ứng. Càng bất công hơn, khu vực kinh tế nhà nước chỉ tạo được hằng năm 9-10% việc làm, 90% còn lại từ khu vực tư nhân.  

Theo thống kê thăm dò 2001 của Miyazawa, họ thấy rằng lãi suất đầu tư (ROE) vào khu vực kinh tế nhà nước Việt Nam là 8,6%, thấp hơn nhiều so với Ấn Độ là 24%, Trung Quốc 12%.
  
“Hiện đại hóa, công nghiệp hóa” tiếp tục mị dân không khác gì thời Lê Duẩn, Báo cáo chính trị 1996 tuyên bố: “Xuất phát từ tình hình nói trên và căn cứ vào Cương lĩnh của Đảng, cần tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện tại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất  tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”.    

Theo tiêu chuẩn chung, để trở thành một nước công nghiệp thì GDP theo đầu người sẽ ít nhất 10000 đô-la. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân, sau 20 năm Cộng Sản cởi trói là 5,6%, thì ít nhất đến 2055 mới có thể đạt được!
  
Nếu CSVN thật sự tiến hành đổi mới triệt để hơn thì tốc độ tăng trưởng bình quân 10% không có gì là quá khó khăn so với tiềm lực kinh tế bị đè nén suốt 40 năm, và thuận lợi của xuất phát điểm GDP rất thấp. Đài Loan, Hàn quốc đã trải qua, Trung quốc cũng vậy. Nếu với tốc độ 10% từ 1986, thì dân Việt Nam nay có thể tạm hưởng 1346 đô-la, cao hơn Phillipnes (1159$) và Indonesia (1259$).  

James Riedel và William S.Turley, hai tác giả trong “The Politics and Economics of Transition to an Open Market Economy in Viet Nam”, OECD Development Centre, 1999, đã nhận xét về Doi Moi: “Có lẽ không hề có một tiền lệ nào đáng kể. Rõ ràng là không có tiền lệ tại Việt Nam, lần đầu tiên trong lịch sử 2000 năm, người dân lành có một cơ hội cải thiện đời sống sinh hoạt của họ vĩnh viễn” (Nguyên văn: There may be no historical precedent quite as remarkable. Certainly there is no precedent in Viet Nam, where for the first time in two thousand years of recorded history ordinary people had an opportunity to enjoy permanent improvement in their lives.).
 
Dân lành được cải thiện đời sống nhiều hay ít, bị kìm kẹp và được giải phóng đến mức độ nào, 30 năm qua và thời gian tới, phụ thuộc vào tay những người CSVN. Họ có nghĩ cơ hội dù muộn màn này là cơ hội lớn của dân tộc hay không, mà thả sức dân, rửa nỗi nhục triền miên nỗi nhục.

Trang Thiên Long (2006)

Kỳ sau, Bài 4 và hết: Những Gì Có Thể Cứu Vãn Từ Hôm Nay.
  



No comments:

Post a Comment

Vietnam civil society organizations condemn the recent violence and torture of public security service

Defend The Defnders  | Nov 6, 2014 Translation by  Trang Thien Long Tell The World . To: – The entire Vietnam compatriots at home and...