Phạm Văn Đồng tỏ ra lạc quan khi bước vào giai đoạn mới của cuộc cách mạng.
Trong báo cáo Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch 5 năm, 1976-1980,
ông nhận định: “Chúng
ta có đội ngũ 22 triệu người lao động, mỗi năm tăng thêm chừng 1 triệu người
lao động mới; trong đội ngũ đó hiện có nửa triệu cán bộ quản lý, cán bộ khoa
học, kỹ thuật và một triệu công nhân có nghề. Chúng ta có một diện tích đất
nông nghiệp có thể mở rộng đến hơn 10 triệu hécta và làm nhiều vụ trong năm;
3.200 kilômét bờ biển và vùng biển rộng lớn; hàng chục triệu hécta rừng và đất
rừng; nguồn năng lượng đa dạng và nhiều loại khoáng sản đủ để xây dựng một nền
công nghiệp hiện đại; đường giao thông thuận lợi cho giao lưu trong nước và với
nước ngoài. Chúng ta có một số cơ sở công nghiệp nặng, một hệ thống công nghiệp
nhẹ và công nghiệp thực phẩm, một khối lượng thiết bị, máy móc, vật tư mà hiện
nay chúng ta chưa tận dụng hết khả năng...” (hết trích).
Còn trong báo cáo chính trị, Lê Duẩn vạch ra đường lối
xây dựng XHCN là: "Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ
tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng
về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn
hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp
hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất
lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới, xây dựng con người mới xã hội
chủ nghĩa; xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc
hậu...” (hết trích).
Tiếng đạn bom, chết chóc trong chiến tranh chưa nguôi, sự
khiếp đảm tạo ra từ những lời trên không kém phần khốc liệt: đánh tư sản địa
chủ, cướp quyền tư hữu, trại cải tạo và kinh tế mới. Tất cả làm sinh linh thêm
điêu đứng, tiếng oan khóc dưới họng súng và bạo quyền vang khắp miền Nam. Diễn
văn Đại hội Đảng viết chưa ráo mực, ĐSC đã tuyên bố: “Như vậy, những
chủ trương lớn của kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 thể hiện nội dung cách mạng và
khoa học của đường lối của Đảng, vận dụng đúng đắn và sáng tạo quy luật phát
triển kinh tế xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, từ sản xuất nhỏ tiến thẳng
lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa”. (hết trích)
Trong tổng sản phẩm quốc gia , nông nghiệp tăng từ 46,8% của năm 1975, lên
50,1% vào năm 1980. Công nghiệp thì 24% của năm 1975, giảm xuống còn 19,9% vào
năm 1980. Điều này có nghĩa cơ cấu kinh tế đang hướng về nông nghiệp, với nông
nghiệp hằng năm phát triển 1,9%, còn công nghiệp là 0,4%. Cơ cấu này đi ngược
hoàn toàn những gì ĐCS đã chỉ ra: phát triển công nghiệp nặng để phục vụ phát
triển nông nghiệp, sự phát triển nhanh của nông nghiệp sẽ quay trở lại thúc đẩy
phát triển lớn mạnh hơn công nghiệp. Đây chính là con đường sáng tạo Cộng Sản
lựa chọn nhằm bỏ qua phát triển công nghiệp tư bản chủ nghĩa, đi vào thời kỳ
quá độ.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của nước CHXHCN Việt Nam làm thế giới
kinh ngạc với 0,4% từ 1975 đến 1980. Con số tăng trưởng 0,4%, gần như số không,
cộng thêm thu nhập bình quân 70 đôla / năm, nghĩa là mức sống thấp nhất của mọi
chế độ xã hội loài người, và là đặc tính tự nhiên của nền kinh tế nông nghiệp
truyền thống trong lịch sử mọi quốc gia. Đài Loan và Hàn quốc thời đầu 50 cũng
như vậy, các triều vua chúa Việt Nam cũng đã đạt được như vậy.
Điểm sáng trong phát triển khoa học kỷ thuật, chính là đưa Phạm Tuân lên vũ
trụ vào tháng 7 năm 1980. CSVN dùng hình ảnh này nhằm tuyên truyền như thành
quả XHCN, che dấu sự thật về thất bại thảm hại trong xây dựng và hàn gắn chiến
tranh, nâng cao đời sống người dân. Ngay các em nhỏ cũng được dạy hát những bài
hát ca ngợi Phạm Tuân, phi hành gia vũ trụ đầu tiên của châu Á; các tập vở đều
in hình Phạm Tuân và Gorbotko.
“Có một Đảng như thế, một nhân dân như thế, một quan hệ
quốc tế như thế thì nhiệm vụ nào chúng ta cũng hoàn thành, khó khǎn nào chúng
ta cũng vượt qua, kẻ thù nào chúng ta cũng đánh thắng.
Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trong một nước mà sản xuất nhỏ còn là phổ biến, làm thất bại mọi âm mưu và hành động bành trướng và bá truyền của bọn phản động Trung Quốc cấu kết với đế quốc Mỹ, bảo vệ độc lập dân tộc và hoà bình ở Đông Dương và Đông Nam á, là sứ mệnh rất nặng nề, nhưng rất vẻ vang mà lịch sử giao phó cho nhân dân ta và Đảng ta. Chúng ta quyết đạp bằng mọi khó khǎn, phấn khởi và tự hào vươn lên, làm tròn nghĩa vụ đối với dân tộc ta và đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới..”. ̣(trích Diễn văn khai mạc Đại hội Đảng V, 1982).
Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trong một nước mà sản xuất nhỏ còn là phổ biến, làm thất bại mọi âm mưu và hành động bành trướng và bá truyền của bọn phản động Trung Quốc cấu kết với đế quốc Mỹ, bảo vệ độc lập dân tộc và hoà bình ở Đông Dương và Đông Nam á, là sứ mệnh rất nặng nề, nhưng rất vẻ vang mà lịch sử giao phó cho nhân dân ta và Đảng ta. Chúng ta quyết đạp bằng mọi khó khǎn, phấn khởi và tự hào vươn lên, làm tròn nghĩa vụ đối với dân tộc ta và đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới..”. ̣(trích Diễn văn khai mạc Đại hội Đảng V, 1982).
Cái ách mà dân tộc Việt Nam phải chịu, được chứng minh
bằng những con số sau: giai đoạn 1978-1980, chi viện quân sự và kinh tế cho
CSVN từ Liên Sô, bình quân khoảng 2,2 tỉ đô la, trong đó dành hết 45,4% cho
quân sự. Riêng năm 1979, quân sự chiếm 54,4%.
Cán cân mậu dịch của nước CHXHCN Việt Nam liên tục thâm thủng từ năm 1975
đến 1986. Năm 1986 thâm thủng cao nhất tới 1,76 tỉ đôla. Trong khi đó, dân Đài
Loan đang hưởng thặng dư mậu dịch kể từ 1981. Tính đến năm 1985 xuất khẩu đã
chiếm 20% trong tổng sản lượng quốc gia. Và đến 1996, Đài Loan trở thành “kho
lưu trữ ngoại tệ” đứng hàng thứ nhì trên thế giới, đạt 100 tỉ đô la, chỉ sau
Nhật Bản. Một nước nhỏ như Đài Loan đã tạo ra sự thán phục của thế giới.
“Thành phố mười mùa hoa”, ĐCS tưng bừng phát động “chiến dịch” ăn mừng 30
tháng 4, mừng mười năm giải phóng thành phố với cờ hoa rực rỡ, diễu hành, duyệt
binh. Nhưng đằng sau chiếc xe tăng giải phóng 10 năm về trước là siêu lạm phát
587%, hàng hóa thiếu thốn, thất nghiệp nghiêm trọng. Tp.HCM có tới 90% tuổi lao
động không có việc làm. Trong khi Hàn quốc chỉ 3 năm sau đó, cũng với cờ hoa
rực rỡ, cũng với tưng bừng náo nhiệt, Thế vân hội Mùa hè 88 đã đưa tên tuổi dân
tộc Hàn ra khắp bốn biển, trở thành một trong bốn con rồng châu Á, với Đài
Loan, Singapore và Hongkong.
Năm 1986 chế độ XHCN đánh dấu sự bần cùng của người dân bằng siêu lạm phát
đạt kỷ lục thế giới 774,7%. Đâu rồi những thành tựu xây dựng XHCN miền Bắc? Đâu
rồi “đánh thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay” ?
Trang Thiên Long
(2006)
Kỳ sau, Bài 3: Tiến Lên XHCN – Mười Năm Để Tìm Ra Đầu Mối
Dây Trói.
No comments:
Post a Comment