01 August 2012

THUYỀN NHÂN HỒI HƯƠNG BỊ KỲ THỊ NGƯỢC ĐÃI

Thanh Phương, Đài RFI (Radio France International), phỏng vấn ba cựu thuyền nhân về tình trạng thuyền nhân hồi hương vẫn đang bị kỳ thị ngược đãi.
Thuyền nhân hội ngộ và nhận quà ngày 8/1/2012
Nguyễn Hữu Huân: Tôi vựơt biên sang Thailand vào đầu năm 1990, tôi đi đường bộ sang Campuchia, sang cảng Konponsom, và từ cảng Konponsom tôi đi tàu sang Thailand. Nói chung chuyến đi cũng rất là gian nan “nào là bom mìn do chiến tranh, rồi hải tặc đủ thứ hết “. Sau những ngày gian nan tôi đến được đất Thailand, tôi cứ nghĩ rằng khi đến được đất Thai là đến được một đất nước TỰ DO, nghĩa là tôi sẽ được đi định cư, nhưng không ngờ tôi đi sau ngày 14/3/1989 ngày cột mốc mà CPA dựng ra để thanh lọc và tôi bị ghép vào tỵ nạn kinh tế. Chính phủ Thái và UNHCR đã cưỡng bách chúng tôi về trong máu và nước mắt. Tôi bị cưỡng bức trở về Vn vào ngày 12/9/1996 cho dù chúng tôi biểu tình chống lại chương trình cưỡng bách hồi hương ở tại Thailand.


Thanh Phương: Khi mà bị cưỡng bức hồi hương về Vn thì anh được phía Liên Hiệp Quốc họ giúp đỡ ra sao?
Nguyễn Hữu Huân: Ở bên trại thì họ cũng hứa hẹn rất là nhiều thứ, nhưng mà khi tôi về tôi chỉ nhận đúng 240USD từ phòng thương binh xã hội tỉnh. Ngoài ra tôi không nhận bất cứ thêm một cái điều gì nữa hết, thậm chí là học nghề hay cho vay vốn những cái chương trình mà phía Cao ủy đã hứa. Và thú thật với anh với số tiền đó thì không đủ mà để lo viện phí, vì lúc mà tôi về tôi cũng đang trong tình trạng bị thương vì đã mổ bụng. Không phải riêng gì một mình tôi mà tất cả những anh em mà những người bị cưỡng bức về hầu như là nằm trong trường hợp như tôi hết. Chính trong hòan cảnh như vậy chúng tôi giống như những đứa trẻ mồ côi, đối về phía Cao Ủy và cộng đồng Châu âu từ lâu họ đã xem là trách nhiệm của họ xong rồi. Còn đối về phía Vn họ cứ nghĩ rằng trường hợp của chúng tôi là trách nhiệm của Cao ủy và Cộng Đồng Châu âu, chính vì như vậy cuộc sống của những anh em bị cưỡng bức về cuối cùng rất là khổ và có thể nói là họ nằm trong đáy xã hội, họ bị thiệt thòi về thể chất và tinh thần.
TP: Anh Nguyễn Tự Thành cũng vượt biên sang Thailand qua ngõ Cam Bốt lại bị cưỡng bức hồi hương về ngày 21/2/1997 cũng do vượt biên sau ngày 14/3/1989 cho nên tình trạng của anh không khác trường hợp của Anh Huân, tức là cũng bịệt phân biệt đối xử trong việc làm và trong đời sống thường ngày.
Nguyễn Tự Thành: Theo như là họ hứa hẹn với tôi và tôi biết được từ ở bên trại nhiều thứ lắm, nhưng mà khi về đến Vn thì tôi nhận đúng 2 triệu 828 ngàn tiền Vn thôi và được chỉ một lần. Nếu mà họ căn cứ vào những điều hứa hẹn mà tôi được đọc trong văn bản của Cao ủy Liên Hiệp Quốc tại trại đó thì nó khác xa một trời một vực. Tôi về thì ngoài khỏan tiền đó ra tôi không nhận được một đồng xu cắc bạc nào hết đó; rồi bất cứ sự giúp đỡ gì cũng chẳng có. Tôi về lúc đó gần như là bị phân biệt đối xử hòan tòan. Tự thân tự lo, tôi phải tự đi tìm việc làm, trầy chật lắm. Một thời gian lâu sau đó mới tìm được việc làm chứ không phải là có ai giúp đỡ gì hết đó. Tại vì trong lý lịch Vn tôi phải ghi rõ “trong thời gian đó làm gì, ở đâu và lý do tại sao về tôi cũng phải ghi rõ”. Tôi làm việc cho nhà nước thì làm không được, tôi tự đi kiếm việc tư, tức là tôi đi dạy.
TP: Thế thì ngoài cái việc bị phân biệt đối xử trong việc làm thì trong cuộc sống thường ngày các anh có gặp mà những khó khăn gì khác không ạ?
Nguyễn Tự Thành: Dạ có chứ, lâu lâu thì mấy anh an ninh cứ hỏi thăm tôi làm gì ở đâu? Có sao tôi nói vậy thôi.
TP: Vâng, nhưng mà ở trong nước có những nhóm hoặc tổ chức nào mà đứng ra vận động để mà hổ trợ giúp đỡ cho những người bị cưỡng bức hồi hương giống như anh?
Nguyễn Tự Thành: Dạ không có anh, không có một ai hết đó, tôi với một anh bạn nữa xuống tận miền tây sâu thật sâu xuống tới vùng giáp biên giới Miên, tìm những người anh em cùng khổ xem họ khổ như thế nào? Tôi xuống tận nơi nhìn thấy, thậm chí họ không có gạo mà ăn luôn đó, không có tiền để mà đi bệnh viện. Rồi có một con bé nó phải ôm bệnh đến khi đau quá chịu không nỗi nó chết luôn đó anh. Đi xuống tận nơi mới thấy, rồi chúng tôi mới viết bài này này kia để kêu gọi chứ nếu mà không làm vậy, chẳng ai biết đến chúng tôi cả. Mãi về sau này chúng tôi mới tự đứng ra lập thành cái nhóm riêng nhỏ để mà giúp đỡ những người cùng hòan cảnh chung với mình đó anh.
TP: Đối với anh Nguyễn Hữu Huân sự phân biệt đối xử đối với thuyền nhân bị cưỡng bức hồi hương một phần do sự nghi kỵ của chính quyền đối với họ.
Nguyễn Hữu Huân: Chúng tôi bị phân biệt đối xử vì đại đa số anh em thuyền nhân khi qua nước ngoài ở các trại tỵ nạn họ có được cái tầm nhìn ở đất nước tự do, họ có được cái suy nghĩ mới. Chính vì đó, khi họ trở về Vn họ có cách nhìn và cách suy nghĩ khác biệt và vì sự khác biệt đó nên họ bị phân biệt đối xử và bị hạn chế một số quyền, ví dụ như là: quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp. Thậm chí chính quyền Vn không muốn chúng tôi gặp và họ tìm đủ mọi cách hạn chế. Hơn nữa, điện thoại chúng tôi bị theo dõi, rồi hạn chế vấn đề đi đứng đủ thứ. An ninh Vn sẳn sàng mời lên bất cứ lúc nào mà không cần phải đưa một lý do chính đáng.
TP: Rồi có gây áp lực hay tác động lên nơi làm việc anh hay không?
Nguyễn Hữu Huân: Dạ, có anh, cái vấn đề áp lực này họ làm thường xuyên. Thực ra đối với những anh em thuyền nhân bị cưỡng bức về lúc nào họ cũng sống trong lo sợ phập phồng hết, vì bản thân của họ là bị phân biệt đối xử giống như là một dạng công dân loại hai vậy. Trong trường hợp như vậy mấy anh em chúng tôi mới tự ngồi lại với nhau và thành lập một cái tổ chức tự thiện, nghĩa là chúng tôi tự giúp chúng tôi. Chính quyền Vn hòan tòan không có một cái chương trình gíup đỡ gì cho chúng tôi hết, phía Cao ủy Tỵ Nạn và cộng đồng châu âu cũng vậy. Cho nên anh em chúng tôi ngồi lại với nhau với tinh thần lá lành đùm lá rách. Những ai có địa vị khá hơn hay những ai may mắn được đi nước ngoài có điều kiện thì sẽ giúp đỡ về tài chính, về tinh thần về an ủi. Nhưng kể từ khi chúng tôi làm từ đầu năm đến bây giờ chúng tôi bị quấy nhiều và bị đe dọa.
TP: Tức là cái sự kiểm sóat nó gắt gao hơn kể từ đầu năm đến nay hơn hả?
Nguyễn Hữu Huân: Đúng rồi, kể từ đầu năm đến giờ sự kiểm soát gắt gao ảnh hưởng đến chẳng những bản thân những người tham gia như chúng tôi mà cả gia đình, vợ con và những người xung quanh luôn.
TP: Tức là hình thức họ gây áp lực như thế nào đối với những người thân trong gia đinh, và đối với những người xung quanh?
Nguyễn Hữu Huân: Họ xuyên tạc rồi họ dùng mọi thủ đọan nói chung rất là nhiều thủ đọan, khó mà thống kê hết lắm. Có những thủ đọan hợp pháp và những thủ đọan không hợp pháp. Thì tôi nghĩ điều đó không dừng lại mà tôi cảm giác mỗi ngày nó có chiều hướng gia tăng thêm.
TP: Một trong những người đứng ra sáng lập tổ chức Bạch Đằng Giang Foundation và cũng đã từng ngồi tù vì sáng lập tổ chức này, anh Phạm Bá Hải, cho biết, mặc dù bị đàn áp, họ vẫn cố gắng duy trì hoạt động.
Phạm Bá Hải: Tất cả những người thuyền nhân hồi hương bị cưỡng bức trở về hay là ngay cả những người tự nguyện trở về, họ đều cảm thấy rất khó khăn trong vấn đề tái hòa nhập. Họ đã bị xâm phạm, họ đã bị phân biệt. Và nếu những ai nói lên tiếng nói thì người đó sẽ bị kỳ thị và sẽ bị ngược đãi hay đàn áp. Hiện giờ vẫn chưa có thống kê chính thức, nhưng mà trong nghiên cứu tìm hiểu, chúng tôi đã có nhiều trườn hợp như vậy. Họ đang sống rất khó khăn và bản thân tôi cũng gặp nhiều khó khan. Thời gian mà sau khi ra tù, tôi thấy rằng tôi cần phải tiếp tục lên tiếng cho những thuyền nhân hồi hương. Bởi vì chính sách thanh lọc CPA của Cao ủy tỵ nạn liên hiệp quốc là chính sách bất công; cái thứ hai nữa là, những người được đi theo chương trình ROVR của Hoa Kỳ, thì cái chương trình này cũng đã có nhiều khiếm khuyết, nó đã để lọt lại rất nhiều người rất là oan uổng và họ đã có đủ tiêu chuẩn đi. Do đó cần phải có các họat động trợ giúp những người này. Bởi vì rõ ràng là không thể bỏ rơi họ và chính sách của cộng đồng Âu Châu giúp đỡ họ tại Vn không đủ vào đâu. Nó chỉ là một hình thức ban đầu để gíup cho những người này, chứ nó không thể mang cái tính cách tái hòa nhập họ thực sự vào trong cuộc sống được. Vì vậy năm 2005, lúc đó tôi đang học tiến sĩ ở bên Ấn Độ thì tôi đã cùng một số anh em ở trong nước tiến hành thành lập cái BDGF để trợ giúp cho những thuyền nhân. Trong đó, BDGF có những họat động về nhân quyền, dân chủ bởi vì chúng ta không thể nào họat động nhân đạo mãi mãi mà chúng ta phải tác động vào thay đổi vào môi trường, thay đổi luật pháp làm sao cho những luật pháp đó phải tôn trọng quyền của con người; ở đây là quyền của cộng đồng thuyền nhân hồi hương. BDGF bị xét xử, tôi đã bị án 5 năm tù vì là người đã sáng lập. Bản thân tôi và BDGF chẳng có tội gì cả, chúng tôi chỉ thi hành cơ bản các quyền của con người, chúng tôi đòi lại cái quyền đó, tôi cũng chẳng hề chống ai hay chủ trương lật đỗ chính quyền. Sau 5 năm tù, tôi vẫn tiếp tục vận động cứu trợ và lên tiếng cho cộng đồng thuyền nhân. Và vẫn tiếp tục bị kỳ thị và đàn áp. Vừa rồi một số anh em đã bị công an bắt lên và điều tra, họ tìm những bằng chứng để bắt tôi một lần nữa. Họ mời tôi làm việc liên tục ngay cả ngày hôm nay là ngày 20/6 tôi cũng mới vừa làm việc với an ninh thành phố. Từ bảy, tám tháng nay tôi đã có mấy chục lần làm việc, họ mời liên tục. Ở đây là trường hợp của tôi, còn nhiều trường hợp quấy nhiễu liên tục, tôi có thống kê đầy đủ những ai bị mời và công an họ đến quấy nhiễu như thế nào? Đây là sự vi phạm quyền con người đối với cộng đồng thuyền nhân một cách trắng trợn và có hệ thống, thưa anh.
TP: Vâng thì nếu mà chúng ta để sang một bên vấn đề đấu tranh nhân quyền, dân chủ. Vi dụ như là các anh chỉ làm việc với tư cách là một tổ chức nhân đạo thiện nguyện, cứu trợ cho những người có cùng hòan cảnh thì liệu an ninh có để yên cho các anh làm việc hay không?
Phạm Bá Hải: Hiện giờ việc tôi làm là thuần túy về các họat động nhân đạo, an ninh không hề tìm ra bất cứ bằng chứng nào tôi vận động cho vấn đề nhân quyền, dân chủ. Tôi nói với họ đây là những thành phần khổ, đa số họ đều không có nhà, con cái đều không học hành, vậy thì phải giúp họ. Chính sách nhà nước không hề đặt vấn đề là họ phải được gíup đỡ như thế nào mà họ bị gạt qua một bên. Cho nên tôi phải giúp họ, thuần túy về họat động đạo đức, nhưng mà họ lại cấm, ngăn cản, họ lại đe dọa những thuyền nhân Vn là không được nhận quà, không được quan hệ với Phạm Bá Hải. Họ cấm hết tất cả, với bản thân tôi họ mời lên họ nói là chúng tôi chính thức yêu cầu anh, chấm dứt các họat động nhân đạo,  họ nói đây là vi phạm pháp luật. Thế thì vi phạm pháp luật, vi phạm cái gì? Họ không nói ra được vi phạm, nhưng mà ai cũng thừa hiểu rằng họ có một cái luật, luật trên của cả tất cả các luật, trên cả hiến pháp, đó là luật về an ninh quốc gia. Việc chúng tôi thuần túy gặp nhau, kêu gọi giúp đỡ lẫn nhau, họ nói rằng, có khả năng tạo nguy cơ an ninh quốc gia, cho nên bị cấm. Thế thì quyền con người ở đâu? Chúng tôi có làm điều gì xâm phạm an ninh quốc gia đâu? Chúng tôi đâu có hại ai? Chúng tôi đâu có chủ trương chống người nào? Tại sao lại như vậy? Rõ ràng đây là một chủ trương, một chính sách kỳ thị và phân biệt đối xử và có nguy cơ đàn áp hàng lọat những thuyền nhân hồi hương.
TP: Theo anh thì cái việc kỳ thị đàn áp này phải chăng nó cũng có lý do là về vấn đề tư tưởng, họ sợ rằng những người có những tư tưởng được tiếp thu ở bên ngoài khi trở về nước, nếu tập hợp lại có thể trở thành một cái tổ chức có thể gây nguy hại cho chế độ.
Phạm Bá Hải: Tất cả những thuyền nhân hồi hương đương nhiên trước khi họ ra đi, họ đã là nạn nhân của xã hội, tức là họ là nạn nhân của chế độ. Tuy nhiên, mức độ của họ có lẽ là không đủ, cho nên Cao ủy tỵ nạn họ đánh rớt họ, không cho đi định cư nữa và họ buộc phải quay trở về. Khi quay trở về, tình trạng của họ phải nói rằng nếu họ có mang tư tưởng khác biệt với chính phủ hay mang tính đối kháng tiềm ẩn thì nó phải cao hơn cái lúc trước họ đi vượt biên.  Thành ra khi trở về họ trở thành đối tượng kiểm soát của lực lượng công an các ngành, mọi sự động tịnh của họ đều trở thành cái đối tượng có thể bị ngăn cản, trù dập và đàn áp. Tôi nói với an ninh rằng cái đó các ông có quyền suy diễn, nhưng ngăn chặn chúng tôi gặp gỡ nhau, ngăn chặn chúng tôi tương trợ nhau, tức là các ông đã vi phạm vào quyền cơ bản của con người, đó là quyền mưu cầu hạnh phúc và cái quyền sống của con người.
TP: Vậy thì trong tương lai nếu mà cái tình hình cứ tiếp diễn như vậy thì liệu tổ chức BĐGF có thể tiếp tục họat động hay không? Hay là tới khi đó sẽ ngưng họat động?
Phạm Bá Hải: Dạ, thưa anh, BDGF đương nhiên đối với nhà nước hiện giờ không hề có cái tư cách pháp nhân, và có lẽ là không bao giờ đạt được cái tư cách pháp nhân trong cái cơ chế của công an với tính cách kỳ thị và phân biệt như thế này. Những việc làm của BDGF là cái việc làm cần thiết, nó là tự nhiên. Vì vậy luật pháp hay môi trường xã hội phải thừa nhận việc này là tự nhiên và phải hợp pháp hóa nó. Vì nếu luật pháp không chấp nhận, muốn loại bỏ những họat động này ra ngoài vòng pháp luật hay cấm đoán, thì do nhu cầu và quyền sống của con người chúng tôi cũng sẽ tự đến với nhau và chúng tôi chấp nhận mọi sự đàn áp.
TP: chúng tôi xin cảm ơn các anh Nguyễn hữu Huân, Nguyễn tự Thành và Phạm Bá Hải thuộc tổ chức Bạch Đằng Giang đã tham gia vào chương trình ngày hôm nay, nói về tình trạng của những thuyền nhân Vn đã bị cưỡng bức hồi hương.
========================================



1 comment:

Vietnam civil society organizations condemn the recent violence and torture of public security service

Defend The Defnders  | Nov 6, 2014 Translation by  Trang Thien Long Tell The World . To: – The entire Vietnam compatriots at home and...