28 November 2011

Kết cục của những kẻ làm tay sai cho bọn phản động nước ngoài: Tổ chức “Bạch Đằng Giang” và “Hiệp hội đoàn kết công nông”

Lễ ra mắt tổ chức "Bạch Đằng Giang".

10:30, 05/10/2007 An Ninh Thế Giới Thời gian gần đây, được sự hà hơi tiếp sức của các nhóm người Việt phản động ở nước ngoài, một số thành phần cơhội chính trị, bất mãn trong nước đã lập ra những tổ chức này, đoàn thể nọ mà mục đích không ngoài việc tạo nên tình hình bất ổn trong xã hội, chống phá Nhà nước ta.Với tinh thần cảnh giác cao độ, quần chúng nhân dân đã vạch trần mọi âm mưu, thủ đoạn của chúng.
Phạm Bá Hải sinh năm  1968 tại Bình Thuận, thường trú tại 11/4B ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM. Năm 1988, Hải vượt biên sang Thái Lan. Sau 8 năm ở trại tạm cư, Hải bị cưỡng bức hồi hương vì không nằm trong bất cứ một tiêu chuẩn nào để được xét cho đi định cư ở một nước thứ ba.
Trở về TP HCM, được Nhà nước tạo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng, nhưng Phạm Bá Hải vẫn không chịu làm ăn chân chính. Lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước trong tự do báo chí,  các điểm dịch vụ Internet được mở ở mọi nơi, Hải thường xuyên vào mạng, tìm bạn “chat”, cũng như truy cập vào những trang web của những nhóm người Việt phản động ở Mỹ như "Việt Tân" của Đỗ Hoàng Điềm, "Chính phủ Cách mạng Việt Nam tự do" của Nguyễn Hữu Chánh, "Điện thư dân chủ nhân dân" của Đỗ Thành Công... rồi viết bài vu khống Nhà nước Việt Nam - đưa vào mạng trong mục góp ý và được bọn phản động tâng bốc, khuyến khích.
Sau đó, để chứng tỏ rằng mình cũng là... một "nhà hoạt động chính trị", ngày 13/5/2006, Phạm Bá Hải cùng hai người khác là Nguyễn Ngọc Quang và Vũ Hoàng Hải, đứng ra thành lập cái gọi là "Quỹ Bạch Đằng Giang". 

Nguyễn Ngọc Quang sinh năm 1964 tại Quảng Trị, ì ạch mãi mới qua được năm thứ nhất Trường cao đẳng Ngân hàng Thủ Đức, TP HCM. Vì học kém,  Quang bỏ ngang, vượt biên sang Thái Lan rồi quen Phạm Bá Hải trong trại tạm cư.
Còn Vũ Hoàng Hải, sinh năm 1965 tại Sài Gòn, học xong Cao đẳng Sư phạm TP HCM, Vũ Hoàng Hải vượt biên rồi quen Phạm Bá Hải trong thời gian ở trại. Lúc bị cưỡng bức hồi hương, cả ba đều chọn TP HCM làm nơi sinh sống. Quang hành nghề trang trí nội thất, Vũ Hoàng Hải làm cho văn phòng Nesta thuộc Xí nghiệp Thiết kế xây dựng, và thường xuyên gặp gỡ, liên lạc với nhau.
Khi thành lập "Quỹ Bạch Đằng Giang", Phạm Bá Hải tự phong cho mình chức chủ tịch, lấy bí danh là Trang Thiên Long, bí số 32; Nguyễn Ngọc Quang là phó chủ tịch, bí danh Nguyên Hòa, bí số T2; Vũ Hoàng Hải là biên tập viên trang web Bạch Đằng, bí danh Bạch Dương, Bạch Hổ, bí số T1, đồng thời là trưởng ban kinh tế.
Ngoài ra, bọn chúng còn được Trịnh Hoàng Mến, bí danh Lê Văn Cự, bí số T6 giúp đỡ với vai trò cố vấn. Sau đó, Phạm Bá Hải đi Ấn Độ, du học tự túc. Tại đây, Hải thuê tên miền của Công ty India Internet (Ấn Độ) với giá 80 USD/năm, rồi thông qua Trần Thiện, Huỳnh Tùng, Lê Hùng ở Mỹ, thiết kế một trang web, có tên “bachdang.org”, dung lượng 200 megabyte (MB).
Khi bị bắt, Phạm Bá Hải khai: “Để sử dụng 200 MB ấy, mỗi năm tôi phải trả cho India Internet 200USD. Tôi và Quang viết nhiều bài, cụ thể như: “Lời kêu gọi của Bạch Đằng Giang”, “Thư ngỏ gửi học sinh, sinh viên Việt Nam”, gửi cho Đỗ Thành Công, kẻ cầm đầu tổ chức phản động “dân chủ nhân dân” ở Mỹ để kiếm tiền nhuận bút...”, mà nội dung không ngoài việc tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước.
Bên cạnh đó, Hải, Quang còn viết những bài khác, kêu gọi biểu tình, kêu gọi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên, đa đảng, đòi thành lập công đoàn độc lập. Thâm độc hơn, Phạm Bá Hải, Nguyễn Ngọc Quang, Vũ Hoàng Hải còn lợi dụng cuộc sống khó khăn của một số thương phế binh quân đội Sài Gòn cũ, hoặc những người nghèo, mắc bệnh nan y, cho tiền họ rồi chụp hình, phỏng vấn, mớm cho họ những lời lẽ bôi xấu chế độ và tung lên trang web.
Ngày 4/2/2006, từ Ấn Độ Phạm Bá Hải gửi cho Vũ Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Quang 1.700USD và chỉ đạo Hải, Quang, tổ chức lễ ra mắt tổ chức "Bạch Đằng Giang" tại nhà hàng Vườn Cau ở số 3C đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TP HCM.
Lễ ra mắt có 10 người tham dự, mỗi người được Quang trao tặng tận tay cuốn “Việt Nam sử lược”, cùng các thông tin về trang web Bạch Đằng. Hình ảnh lễ ra mắt, danh sách người tham dự, Vũ Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Quang chuyển  cho Phạm Bá Hải, để Hải quảng bá nhằm câu tiền tài trợ của Đỗ Thành Công.
Hôm trước hôm sau, trên trang web Bạch Đằng, đã xuất hiện những lời lẽ khoa trương cho cái gọi là sự xuất hiện của tổ chức này ở trong nước.Đầu tháng 4/2006, Phạm Bá Hải về Việt Nam. Vài ngày sau đó, Hải triệu tập cuộc họp gồm Nguyễn Ngọc Quang, Vũ Hoàng Hải, cùng một số người khác như Lê Văn Kỳ, Vũ Bá Long, Nguyên..., ở một quán nhậu gần nhà Hải thuộc Tân Thới Thượng, Hóc Môn.
Tại đây, Hải tuyên bố tổ chức "Bạch Đằng Giang" chính thức đi vào hoạt động, rồi phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người mà tất cả không ngoài việc khai thác, rồi thổi phồng cuộc sống khó khăn của thương phế binh quân đội Sài Gòn và của giới công nhân, của các gia đình nghèo, bệnh tật..., nhằm vẽ lên một bức tranh ảm đạm về xã hội Việt Nam, để bọn phản động ở nước ngoài có cớ vu khống, cũng như để đánh bóng cá nhân mình.
Cả bọn tin rằng với những hoạt động rầm rộ như vậy, ắt hẳn sẽ được những thế lực thù địch với Nhà nước Việt Nam ở Mỹ chú ý, ủng hộ và sẽ tạo điều kiện cho... đi Mỹ như những “chính trị gia”, những “nhà đối kháng”!
Giữa tháng 4/2006, dưới sự hướng dẫn của Trịnh Văn Mến, Phạm Bá Hải xuống Long An, gặp một thương phế binh quân đội Sài Gòn là Nguyễn Hiếu Trung. Tại nhà ông Trung, Hải cho ông 200 nghìn rồi chụp hình, hỏi han vớ vẩn vài câu.
Và mặc dù cuộc sống gia đình ông Trung tuy chưa phải là giàu có, nhưng cũng không đến nỗi thiếu thốn, con cái ông Trung đều được ăn học tử tế nhưng trên trang web Bạch Đằng, Phạm Bá Hải đã biến gia cảnh của ông Trung thành những hình ảnh tang thương, cơ cực, rồi quy chụp cho Nhà nước Việt Nam  đã cố tình đàn áp quyền sống của người thương phế binh này.
Tiếp xúc với những người có trách nhiệm ở địa phương, ông Trung cho biết khi gặp Phạm Bá Hải, Hải chỉ hỏi ông bị thương ở đâu, đời sống bây giờ ra sao. Ông đã trả lời và không ngờ Phạm Bá Hải tự ý thêm thắt, bịa đặt nhiều câu, nhiều chữ vào phần trả lời đó.
Ông nói: “Tui xin khẳng định rằng từ hồi hòa bình tới giờ, chính quyền địa phương không ai làm khó dễ hay kỳ thị gì tui. Do bị thương tật, dĩ nhiên làm ăn cũng có phần vất vả nhưng nhờ vợ, nhờ  con phụ giúp, đời sống không đến nỗi nào. Nói thiệt, 200 nghìn chứ cho tui 20 triệu, tui vẫn dứt khoát không phát ngôn bậy bạ”.
Cũng với hình thức như vậy, tại Bình Dương, sau khi cho bà Nguyễn Thị Kim Thoa bị nhũn não 200 nghìn đồng, Phạm Bá Hải cùng đồng bọn chụp hình, viết bài, xuyên tạc ngành Y tế Việt Nam bỏ rơi người nghèo.
Trả lời cơ quan chức năng, Phạm Bá Hải thú nhận: “Tôi biết nhũn não là bệnh mà cả thế giới cũng không thể chữa lành được dù có bạc tỉ. Nhưng vì mục đích chống phá đất nước, nên tôi đã bịa ra, thêm thắt, thổi phồng...”. Lúc biết mình... lên mạng, bà Thoa nói: “Tui bị tai biến mạch máu não, người nhà đưa vào bệnh viện và được bác sĩ, y tá chăm sóc rất tận tình nên tui mới còn sống tới ngày nay.
Qua cơn nguy kịch, bác sĩ cho biết tôi bị nhũn não rồi hướng dẫn tôi tập vật lý trị liệu để có cơ may phục hồi phần nào. Bữa thằng Hải với cái thằng gì đó tới đây, nó hỏi lăng nhăng vài câu về bệnh tật và tui cũng nói tui còn sống là nhờ các bác sĩ...”.
Tại Hóc Môn, lúc tiếp xúc với một thương phế binh quân đội Sài Gòn, Phạm Bá Hải vẫn với bài bản cũ – là cho người này 300 nghìn đồng, rồi viết bài, đổ lỗi cuộc sống khó khăn của họ là do... chế độ.
Những bài viết của Phạm Bá Hải, Nguyễn Ngọc Quang, Vũ Hoàng Hải được những trang web của các nhóm người Việt phản động ở nước ngoài trích đăng lại, và phong cho cả ba là những “chiến sĩ dân chủ” (?!), nhằm mục đích lừa bịp cộng đồng, tạo cho cộng đồng cái nhìn sai lệch về Việt Nam.
Bên cạnh đó, Vũ Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Quang còn tìm gặp những người đã từng ở các trại tạm cư tại Thái Lan, nay bị cưỡng bức hồi hương, vận động họ tìm cách đưa con, em ra nước ngoài du học mà mục đích không ngoài việc biến những người này trở thành thành viên tổ chức của chúng.
Song song với những hoạt động ấy, Phạm Bá Hải, Nguyễn Ngọc Quang còn bắt liên lạc với những phần tử cơ hội chính trị, bất mãn trong nước như Nguyễn Văn  Lý, Đỗ Nam Hải, Trần Khuê, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Chính Kết... để khuếch trương thanh thế.
Từ trái qua: Phạm Bá Hải, Vũ Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Quang.
Ngày 31/8/2006, Phạm Bá Hải, Nguyễn Ngọc Quang, Lê Trí Tuệ, Tân Vĩnh Phát từ TP HCM ra Huế dự đám cưới và xây mộ cho cha Nguyễn Ngọc Quang ở Quảng Trị. Tại Huế, nhóm này đã gặp Nguyễn Văn Lý (lúc ấy đang bị quản chế), để bàn cách liên kết với nhau.
Ngày 1/9/2006, Nguyễn Ngọc Quang một mình đến gặp Nguyễn Văn Lý. Khi Quang từ nơi ở của Nguyễn Văn Lý ra về, được quần chúng nhân dân thông báo, cơ quan chức năng đã tạm giữ Quang cùng  một số tài liệu Quang mang trong người, có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam.
Ngày 5/9, Vũ Hoàng Hải bị bắt rồi tiếp theo ngày 7/9 đến lượt Phạm Bá Hải. Thoạt đầu, cả ba tin rằng mạng Internet là “thế giới ảo”, và Cơ quan An ninh Việt Nam không thể tìm ra chứng cứ nên đã quanh co, chối cãi.
Tuy nhiên, căn cứ vào lời trình bày của những người mà Hải, Quang đã gặp gỡ, cho tiền, phỏng vấn, chụp hình rồi sau đó, tung lên trang web Bạch Đằng, Phạm Bá Hải, Nguyễn Ngọc Quang, Vũ Hoàng Hải phải thừa nhận những hành vi của mình là vi phạm pháp luật Việt Nam, là tiếp tay cho những phần tử cơ hội chính trị, bất mãn trong nước, tiếp tay cho những thế lực phản động bên ngoài chống phá Tổ quốc.
Trong số những kẻ tay sai, "theo đóm ăn tàn", còn phải nhắc đến một nhân vật nữa, đó là Đoàn Văn Diên, sinh năm 1954 tại Quảng Nam. Sau khi bị cụt 1 chân vì cưa bom lấy thuốc nổ đem bán, Diên sống ở xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Do có năng khiếu viết chữ đẹp, nên ông ta thường xuyên nhận viết đơn khiếu kiện cho nhiều người để kiếm tiền. Bên cạnh đó, Diên theo đạo Tin Lành nên mỗi khi nổi  cơn cao hứng, ông ta còn tự xưng mình là... “mục sư” mặc dù cái chức mục sư ấy, chưa hề được những người có thẩm quyền trong giáo phái Tin Lành công nhận.
Cũng qua việc tiếp xúc với những người thuê Diên viết đơn khiếu kiện tại một quán cà phê do Trần Thị Lệ Hồng làm chủ, Diên quen – rồi sau đó sống như vợ chồng với Hồng.
Trần Thị Lệ Hồng, quê ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, đã có chồng, có hai con ở Bình Thuận nhưng bỏ chồng, vào Định Quán, Đồng Nai bán cà phê mà thực chất núp bóng kinh doanh để hành nghề mại dâm và môi giới mại dâm.
Theo tài liệu của Đội kiểm tra liên ngành 814 huyện Định Quán, tiệm cà phê của Hồng đã từng bị xử lý 3 lần vì mở nhạc trong danh mục cấm, môi giới mại dâm nhưng chưa đến mức phải bị truy cứu hình sự.
Tháng 11/2005, Đoàn Văn Diên xuống TP HCM, dẫn theo Trần Thị Lệ Hồng và đôi "mèo mả gà đồng" này sinh sống bằng cách mua bán điện thoại di động cũ, đồng thời kiêm cả việc giới thiệu sản phẩm cho Công ty Phát triển thương hiệu Việt Hoàng, bỏ mối cà phê cho Công ty TNHH Mê Trang.
Về chỗ ở, ông ta nay đây mai đó, lúc ở TP HCM, lúc về Định Quán và có từng thời kỳ, Diên đến ở nhờ nhà Nguyễn Hồng Quang, người tự xưng là “mục sư Hội trưởng Hội thánh Tin Lành Menmonite”, tại đường Trần Não, quận 2.
Diên khai nhận trong thời gian ở nhà Nguyễn Hồng Quang, ông ta thường xuyên được Quang cho coi các bài viết xuyên tạc tình hình đất nước trên trang web Hoa mai, Ý kiến, Hoa biển, Vì dân... và được Quang hướng dẫn cách tạo địa chỉ, cách sử dụng hộp thư trên mạng Internet.
Từ đó, Đoàn Văn Diên quen biết, rồi bắt đầu đặt mối liên lạc với hai nhân vật ở nước ngoài là Trịnh Ngọc Anh và Nguyễn Công Bằng, là những kẻ cầm đầu tổ chức phản động có tên gọi “Vì dân”...
PV.

No comments:

Post a Comment

Vietnam civil society organizations condemn the recent violence and torture of public security service

Defend The Defnders  | Nov 6, 2014 Translation by  Trang Thien Long Tell The World . To: – The entire Vietnam compatriots at home and...